Ngân hàng Standard Chartered đã có lịch sử hoạt động tại Việt Nam từ rất sớm với việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh năm 1904. Cho đến 2009, Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam chính thức được thành lập và hoạt động với tư cách là ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Mặc dù có mặt tại Việt Nam từ khá sớm nhưng không phải ai cũng biết Standard Chartered là ngân hàng gì? Ngân hàng này ở đâu? Hay ngân hàng Standard Chartered có tốt không?
Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây của CashGo nhé!
Bảng tóm tắt thông tin ngân hàng Standard Chartered Vietnam
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt | Ngân hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Standard Chartered |
Tên giao dịch tiếng Anh | Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited |
Tên viết tắt | SCBVL |
Năm thành lập | 1/8/2009 |
Mã số thuế | 0103617147 |
Nơi đăng ký quản lý | Cục thuế Thành phố Hà Nội |
Trụ sở chính | P1810-P1815, Keangnam Hanoi landmark, E6, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội |
Loại hình doanh nghiệp | Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài |
Vốn điều lệ | 4.902 tỷ đồng (tính đến 31/12/2020) |
Đại diện pháp luật | Huỳnh Thị Ngọc Diễm |
Swift Code | SCBLVNVX |
Hotline | (84 28) 3911 0000
(84 24) 3696 0000 |
Fax | (84 8) 3910 6894 / (84 4) 3938 6009 |
PriorityBanking.vn@sc.com | |
Website | https://www.sc.com/vn |
Standard Chartered là ngân hàng gì?
Standard Chartered (Standard Chartered plc) là Tập đoàn tài chính đa quốc gia có trụ sở chính tại London, Anh, hoạt động chuyên về lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Ngân hàng Standard Chartered bắt đầu hoạt động vào năm 1853 (khi Nữ hoàng Victoria (vương quốc Anh) cấp Hiến chương Hoàng gia cho Scotsman James Wilson).
Standard Chartered lần lượt mở các chi nhánh đầu tiên tại Mumbai (Bombay), Kolkata (Calcutta) và Thượng Hải vào năm 1858, sau đó là các chi nhánh tại Hồng Kông và Singapore vào năm 1859. Năm 1862, ngân hàng Chartered bắt đầu phát hành tiền giấy của đô la Hồng Kông. Cái tên Standard Chartered chính thức được đặt vào năm 1969 sau thương vụ sáp nhập của hai ngân hàng: (Ngân hàng Chartered của Ấn Độ, Úc và Trung Quốc) , và (Ngân hàng Standard của Anh Nam Phi) với trụ sở đặt tại Luân Đôn, Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Tập đoàn Standard Chartered có sự hiện diện tại 59 thị trường năng động và phục vụ cho khách hàng tại hơn 85 quốc gia trên toàn thế giới.
Bằng sự đa dạng đặc trưng của mình, Standard Chartered luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và tạo dựng sự thịnh vượng trên phạm vi toàn cầu. Kể từ khi thành lập, Standard Chartered đã có hơn nửa thế kỷ phát triển, phát huy truyền thống và giá trị mình thông qua lời hứa thương hiệu: “Here for good”, mang đến những dịch vụ, sản phẩm uy tín, phục vụ cho hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.

Standard Chartered Bank Vietnam
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam có tên tiếng Việt đầy đủ là Ngân hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Standard Chartered (tên giao dịch tiếng Anh là Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited – viết tắt là SCBVL). Standard Chartered Việt Nam là ngân hàng có 100% vốn nước ngoài đến từ Tập đoàn tài chính toàn cầu Standard Chartered – một tập đoàn tài chính lớn hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
Sau hơn 12 năm thành lập và phát triển, Standard Chartered Việt Nam hiện có 4 chi nhánh/Văn phòng đại diện. Trong đó bao gồm 2 chi nhánh ở Hà Nội và 2 chi nhánh ở Tp. Hồ Chí Minh. Trụ sở chính của Ngân hàng được đặt ở P1810-P1815, Keangnam Hanoi landmark, E6, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Với chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế từ châu Á, châu Phi và Trung Đông, Standard Chartered mang đến Việt Nam những đóng góp to lớn vào việc phát triển ngành tài chính ngân hàng cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt.
Quá trình phát triển Standard Chartered Việt Nam
Những dấu mốc quan trọng của Ngân hàng Standard Chartered tại thị trường Việt Nam
- Năm 1904: Ngân hàng Chartered Ấn Độ, Úc và Trung Quốc thành lập văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn.
- Năm 1914: Ngân hàng Chartered Ấn Độ, Úc và Trung Quốc thành lập văn phòng tại Hải Phòng.
- Những năm 1920: Là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam tài trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo rất phát triển vào thời đó, đồng thời cung cấp các khoản tín dụng quan trọng cho các giao dịch thương mại.
- Những năm 1950: Mở rộng hoạt động với 3 chi nhánh tại Sài Gòn, tại Hải Phòng và Hà Nội
- Năm 1969: Ngân hàng Standard Chartered chính thức được thành lập sau thương vụ sáp nhập giữa Ngân hàng Chartered Ấn Độ, Úc và Trung Quốc với ngân hàng Standard Bank of British South Africa.
- Năm 1990: Ngân hàng Standard Chartered trở lại thị trường Việt Nam để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
- Năm 1994: Standard Chartered mở lại chi nhánh ở Hà Nội.
- Năm 2007: Standard Chartered chính thức cung cấp Dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ trên thị trường Việt Nam.
- Năm 2009: Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Standard Chartered (Việt Nam) chính thức được thành lập với 100% vốn của công ty mẹ.
- Năm 2010: Khai trương chi nhánh thứ 3 tại Hà Nội, hoạt động này có sự chứng kiến của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York, Vương Quốc Anh
- Năm 2016: Standard Chartered ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp tại thị trường tại Việt Nam.
- Năm 2017: Khai trương chi nhánh thứ 4, đặt tại Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Năm 2019: Kỷ niệm 115 năm Ngân hàng Standard Chartered hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.
Ngân hàng Standard Chartered có tốt không?

Standard Chartered là Tập đoàn tài chính đa quốc gia hàng đầu trên thế giới. Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam có 100% vốn từ công ty mẹ là Tập đoàn Tài chính Standard Chartered. Với sự hậu thuẫn từ công ty mẹ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm và và năng lực quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Standard Chartered Việt Nam thực sự là một ngân hàng uy tín, đáng để lựa chọn làm đối tác đồng hành trong việc phát triển tài chính của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Hơn một thập kỷ thành lập và hoạt động, Standard Chartered Bank đang ngày càng khẳng định được uy tín, vị thế của mình tại thị trường Việt Nam với những thành tựu rực rỡ cùng nhiều giải thưởng cao quý được trao tặng bởi các cơ quan, tổ chức uy tín. Cụ thể:
Năm | Giải thưởng/Danh hiệu của Standard Chartered Bank |
2011 |
|
2012 |
|
2013 |
|
2014 |
|
2016 |
|
2017 |
|
2018 |
|
2019 |
|
2020 |
|
2021 |
|
Danh sách các chi nhánh/Văn phòng đại diện của Ngân hàng Standard Chartered
Hội sở chính Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đặt tại Hà Nội. Ngoài Hội sở chính tại Hà Nội, Ngân hàng Standard Chartered còn có 4 chi nhánh/Văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh và thành phố khác như:
Chi nhánh | Địa chỉ |
Hội sở chính | P1810-P1815, Keangnam Hanoi landmark, E6, Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Chi Nhánh Thăng Long | Phòng số 018F, Keangnam Hanoi Landmark, E6, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Chi Nhánh Lê Đại Hành | Tầng 1 (khu B), tầng 10 (Khu B và C) và tầng 11 (khu C), toà nhà CDC, số 25, phố Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Chi Nhánh Quận 7 | Tầng 1, Phòng 302 và Phòng 303 – Tầng 3, Tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn 1, 1060 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Chi nhánh Hồ Chí Minh | 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Giờ làm việc của ngân hàng Standard Chartered
Giờ làm việc của ngân hàng Standard Chartered sẽ bắt đầu từ 8h30 đến 17h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ tết, Standard Chartered Bank nghỉ theo quy định của nhà nước. Chi tiết giờ làm việc từng chi nhánh Standard Chartered
Chi nhánh | Giờ làm việc |
Chi nhánh Quận 7 | 08h30 – 17h00 |
Chi nhánh Hồ Chí Minh | 08h30 – 17h00 |
Chi nhánh Thăng Long | 08h30 – 16h30 |
Chi nhánh Lê Đại Hành | 08h30 – 17h00 |
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cần biết về ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã giúp độc giả trả lời được các câu hỏi: Standard Chartered là ngân hàng gì? Ngân hàng này của ai? Ngân hàng này được thành lập năm nào và Standard Chartered Bank có tốt hay không? Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!